Với giá thành ngày càng giảm, pin quang điện đang được ứng dụng rộng rãi trên thế giới để tạo ra nhiều công nghệ mới như hộp sạc điện thoại thông minh hay các loại sơn hấp thụ ánh sáng mặt trời.
Việc giảm giá thành của pin quang điện hóa cũng khiến điện mặt trời có khả năng trở thành nguồn năng lượng chính trong tương lai. Những hoạt động đổi mới sáng tạo gần đây đã tập trung tinh chỉnh các công nghệ điện mặt trời, tiến tới những công nghệ hiệu quả hơn, rẻ hơn và cũng thân thiện với môi trường hơn. Những tấm năng lượng mặt trời thường được coi là cách sản xuất điện “sạch” nhất.
Tấm năng lượng mặt trời của công ty SunPower (Mỹ), đã được chứng chỉ Bạc của C2C và mới được tung ra thị trường , là những tấm năng lượng mặt trời đầu tiên và duy nhất hiện nay trên thế giới có thể đáp ứng được những tiêu chuẩn khắt khe về qui trình sản xuất bền vững. Tất cả các tấm pin đều được sản xuất ở Mexicalia (Mexico), không sử dụng hoạt chất tổng hợp cadmium chloride hay cadmium, vốn có hại với sức khỏe con người và môi trường như trong một vài loại pin mặt trời khác.
Công ty này có hẳn một chương trình về tái sử dụng và tái chế để đảm bảo cho các tấm pin này vẫn hữu dụng đến tận giai đoạn cuối, khi những bộ phận không thể tái sử dụng sẽ được xử lý bởi các nhà tái chế đã được cấp giấy chứng nhận.
Một nhóm nghiên cứu của ĐH California, San Diego, đã phát triển một loại sơn hạt nano có thể giúp cho các nhà máy điện hội tụ năng lượng mặt trời (Concentrated Solar Power-CSP) hoạt động hiệu quả hơn.
Các nhà máy CSP sử dụng những tấm gương và nhiệt để sản xuất điện ở những vùng có nắng. Hàng trăm ngàn tấm gương hắt ánh sáng mặt trời vào một cái tháp, nơi muối nóng chảy bốc hơi đủ mạnh để quay turbine và tạo ra điện. Không giống như công nghệ quang điện, CSP có thể hoạt động ngay cả lúc trời nhiều mây hoặc tối.
Sơn hạt nano có khả năng hấp thụ và biến hơn 90% ánh sáng mặt trời nó thu được thành nhiệt, và nó chịu được nhiệt tới trên 700 độ C. Nó đã giúp giải quyết được một trong những hạn chế chính của công nghệ CSP là tuổi đời ngắn ngủi của bộ phận thu ánh sáng mặt trời trong tháp do ảnh hưởng của nhiệt.
Lá điện mặt trời
Một tòa nhà ở Hamburg là nơi đầu tiên trên thế giới sử dụng ánh sáng mặt trời để tạo ra nhiệt và nhiên liệu từ tảo. Căn hộ BIQ có một lò phản ứng quang sinh học mang tên Lá Điện Mặt Trời (SolarLeaf) do công ty Colt International & SSC Ltd phát triển trên thiết kế của các kỹ sư của công ty Arup và kiến trúc sư của công ty Splitterwerk. Lò phản ứng quang sinh học này bao gồm một loạt những tấm pin thủy tinh chứa vi tảo, được cung cấp chất dinh dưỡng và khí CO2 tạo ra ngay ở đó. Loại tảo này hấp thụ ánh sáng ban ngày và khí CO2, quang hợp và tạo ra nhiệt tới 40 độ C sưởi ấm tòa nhà. Loại tảo này sau đó được thu hoạch và lên men để tạo ra nhiên liệu khí đốt từ chất thải sinh học để cung cấp điện và nhiệt. Thêm một ích lợi nữa là khi phát triển, tảo cũng có khả năng che phủ tòa nhà trong những thời kỳ nắng gắt.
Nhà hàng điện mặt trời
Một chiếc bếp điện mặt trời hoạt động bằng cách tập trung tia nắng vào một thanh parabol kim loại lớn, tạo ra một điểm tỏa nhiệt đủ nóng để làm chín thức ăn. Nấu ăn bằng điện mặt trời không chỉ dành cho những quốc gia nhiệt đới trong mùa hè; Melasniemi đã nấu được những bữa ăn dưới trời Helsinki lạnh âm 15 độ và có tuyết rơi. Guixe cho biết, họ thực hiện dự án này như một thử nghiệm và nó đã cho thấy việc có một nhà hàng sử dụng hoàn toàn năng lượng mặt trời là điều có thể xảy ra.
Bốt sạc điện thoại mặt trời
Bốt điện thoại màu xanh đầu tiên của thành phố mang tên Solarbox đã xuất hiện tại khu Tottenham Court Road sầm uất, và sẽ có thêm 10 chiếc nữa vào tháng 4-2015. Bốt sạc điện thoại mặt trời sử dụng một tấm năng lượng mặt trời uốn được của hãng Solbian có công suất 150W, gắn trên mái và kết nối với bộ sạc điện thoại USB ở bên trong. Người dân có thể sạc điện thoại miễn phí; chi phí được tài trợ bởi các quảng cáo được chiếu trong lúc mọi người chờ sạc pin. Việc những tấm pin mặt trời có giá thành ngày càng giảm đã giúp cho một dự án như thế này thành hiện thực. Đây cũng là cách tốt để làm tái sinh không gian công cộng.
VPĐD: 17 Nguyễn Hưu Cảnh, Phường 19, Quận Bình Thạnh, TPHCM
Hotline: 093 55049 55 - 0765 097 485
Email: info.anhphuongnam@gmail.com
Skype: phuong2611985
Website: www.anhphuongnam.com
Quản lý nội dung: Ánh Phương Nam