Giải pháp sử dụng nang luong mat troi hiện đang được cho là giải pháp tối ưu nhất. Đây là nguồn năng lượng sạch, không gây ô nhiễm môi trường và có trữ lượng vô cùng lớn do tính tái tạo cao. Trên thế giới, tỷ lệ người lắp đặt hệ thống thiết bị đun nước nóng bằng năng lượng mặt trời ngày càng lớn, đặc biệt là Trung Quốc, Nhật Bản, Israel, Sip, Australia. Là một nước có tiềm năng lớn về nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng bức xạ mặt trời trung bình đạt 4 đến 5kWh/m2 mỗi ngày, Việt Nam có nhiều lợi thế phát triển hệ thống sử dụng năng lượng mặt trời. Trong đó, hiệu quả nhất là sử dụng năng lượng mặt trời vào đun nước nóng. Tuy vậy, Việt Nam mới chỉ khai thác được 25% nguồn năng lượng tái tạo (trong đó có năng lượng mặt trời) và còn lại 75% vẫn chưa được khai thác.
Với sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ của Việt Nam trong hơn thập kỷ qua đã khiến cho nhu cầu về điện năng tăng thêm khoảng 15% mỗi năm. Tuy nhiên, lĩnh vực điện năng đang chủ yếu dựa vào nhiệt điện và thủy điện. Thiếu hụt nguồn cung cấp điện của Việt Nam cũng đang gia tăng, đặc biệt là vào mùa khô do sự phụ thuộc quá lớn vào thủy điện. Trong điều kiện khí hậu nhiệt đới như Việt Nam, nguồn năng lượng mặt trời sử dụng hầu như quanh năm … Tiềm năng điện mặt trời tốt nhất ở các vùng Thừa Thiên Huế trở vào Nam và vùng Tây Bắc. Vùng Tây Bắc gồm các tỉnh Lai Châu, Sơn La, Lào Cai…. và vùng Bắc Trung bộ gồm các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh…. có năng lượng mặt trời khá lớn. Mật độ năng lượng mặt trời biến đổi trong khoảng 300 đến 500 cal/cm2.ngày. Số giờ nắng trung bình cả năm trong khoảng 1800 đến 2100 giờ. Như vậy, các tỉnh thành ở miền Bắc nước ta đều có thể sử dụng hiệu quả . Tuy nhiên, do có sự bức xạ mặt trời nhiều hơn mùa đông nên mùa hè sử dụng thiết bị đun nước nóng bằng năng lượng mặt trời đạt hiệu quả cao hơn.
Ở miền Nam, từ Đà Nẵng trở vào, năng lượng mặt trời rất tốt và phân bố tương đối điều hòa trong suốt cả năm. Trừ những ngày có mưa rào, có thể nói trên 90% số ngày trong năm đều có thể sử dụng năng lượng mặt trời để đun nước nóng dùng cho sinh hoạt. Số giờ nắng trung bình cả năm trong khoảng 2000 đến 2600 giờ. Đây là khu vực ứng dụng năng lượng mặt trời rất hiệu quả.Tuy nhiên, cả nước mới có khoảng 60 hệ thống đun nước nóng bằng năng lượng mặt trời tập thể và trên 5000 hệ thống cho gia đình đã được lắp đặt. Trong đó, khoảng 95% được lắp đặt sử dụng ở khu vực thành thị, 5% đươc sử dụng ở các huyện lỵ hoặc một số hộ nông thôn .
Đối tượng lắp đặt và sử dụng chủ yếu là các hộ gia đình chiếm khoảng 99%, 1% cho các đối tượng khác như: nhà trẻ, trường mẫu giáo,bệnh xá, khách sạn, trường học, nhà hàng,….. Hệ thống tập thể thường có diện tích từ 10 đến 60 m2 có thể sản xuất từ 1 đến 5 m3 nước có nhiệt độ trong khoảng 50 đến 70°c hàng ngày. Các thiết bị đun nước nóng bằng năng lượng mặt trời cho gia đình có nhiều loại, diện tích từ 1 đến 3 m2 có thể cung cấp 100 – 300 lít nước nóng có nhiệt độ từ 40°c đến 70°. Nhiều gia đình ở nước ta, nhất là các tỉnh phía Nam có điều kiện ánh sáng mặt trời ổn định, bắt đầu làm quen với các thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời trong việc đun nấu trong nhà, đun bình nước nóng nhà tắm.
Việt Nam cũng đang triển khai nhiều chương trình tiết kiệm năng lượng trong đó đặc biệt chú trọng phát triển mô hình bình đun nước nóng bằng năng lượng mặt trời. Trung tâm tiết kiệm năng lượng Hà Nội hiện đang thực hiện dự án lắp đặt thiết bị đun nước nóng bằng năng lượng mặt trời góp phần tiết kiệm năng lượng khu vực phía Bắc. Ông Đào Hồng Thái, Giám đốc Trung tâm cho biết: hiện trung tâm đang triển khai chương trình ở các tỉnh thành Hải Phòng, Quảng Ninh, Nam Định, Thanh Hóa, Sơn La, lắp đặt thí điểm 100 thiết bị ở quy mô hộ gia đình.
Hiện nay, trên 10 cơ sở kinh doanh hoặc sản xuất thiết bị này ở Việt Nam, nhưng số lượng rất hạn chế, gồm Công ty Sơn Hà, Tân Á,... và các Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Trường Đại học Bách Khoa TP.HCM cũng tham gia nghiên cứu, chế tạo thiết bị trên. Vì vậy, trên thị trường hiện nay thiết bị bình đun nước nóng năng lượng mặt trời rất phong phú về chủng loại như sản phẩm “ Thái dương năng” của Công ty Sơn Hà, “ Sun flower” của Công ty Tân Á,“ Helio” của Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. HCM chế tạo, sản phẩm “Salar water heating” của Công ty THNN Tự động xanh,………
Về mặt công nghệ thì việc thiết kế, chế tạo thiết bị nước nóng NLMT không phải là công nghệ quá cao. Với trình độ KHCN trong nước ta hoàn toàn có thể nghiên cứu và sản xuất ra những thiết bị phù hợp vời điều kiện của nước ta. Tuy nhiên, việc phát triểu hệ thống đun nước nóng bằng năng lượng mặt trời đang gặp một số thách thức khó khăn như: chưa có chiến lược, chính sách về tiết kiệm năng lượng; sự hỗ trợ của Nhà nước về đầu tư nghiên cứu và phát triển cũng như đầu tư về kinh phí, trang thiết bị kỹ thuật cho sản xuất, ứng dụng thiết bị đun nước nóng năng lượng mặt trời còn hạn chế; sự không đồng bộ giữa thiết kế bình đun nước nóng năng lượng mặt trời và các công trình xây dựng; giá thành của thiết bị đun nước nóng năng lượng mặt trời còn khá cao chưa phù hợp với mức thu nhập của người dân nói chung; cách lắp đặt, vận hành thiết bị chưa được phổ biến rộng rãi đến người tiêu dùng…
Cả nước hiện có khoảng 2,5 triệu bình đun nước nóng bằng điện có công suất trong khoảng 2 đến 5 kW, hàng năm tiêu tốn khoảng 3,6 tỷ kWh điện năng và sẽ tăng nhanh theo tốc độ xây dựng nhà ở, dịch vụ và du lịch. Đây là một con số rất lớn cho thấy một thị trường đầy tiềm năng đối với thiết bị bình đun nướcnóng năng lượng mặt trời.
VPĐD: 17 Nguyễn Hưu Cảnh, Phường 19, Quận Bình Thạnh, TPHCM
Hotline: 093 55049 55 - 0765 097 485
Email: info.anhphuongnam@gmail.com
Skype: phuong2611985
Website: www.anhphuongnam.com
Quản lý nội dung: Ánh Phương Nam